Lịch trình du lịch làng gốm Bát Tràng – Làng gốm Bát Tràng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, cách trung tâm Hà Nội khoảng 14km, giao thông đi lại thuận tiện, trong những ngày nghỉ cuối tuần nếu các bạn chưa biết đi đâu hãy đến đây một lần để thử cảm giác tự mình làm ra những sản phẩm gốm sứ yêu thích cũng như cùng tìm hiểu về những điều thú vị về làng gốm cổ Bát Tràng.
Dưới đây, tôi sẽ chia sẻ thêm với các bạn những thông tin hữu ích về hành trình tham quan Bát Tràng.
Đến Bát Tràng, các bạn có thể đi bằng xe buýt hoặc xe máy, Dolly chọn đi lại bằng xe bus. Vì đường đến Bát Tràng là đường đê có rất nhiều xe công trình chở đất cát nên rất bụi và không an toàn.
Nếu đi bằng xe buýt, các bạn đi xe 47A, xe dừng cách chợ khoảng 200m.
Còn đối với các bạn đi bằng xe máy nên chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, bằng lái, chú ý mũ bảo hiểm, gương chiếu hậu đề phòng bị kiểm tra hành chính.
7h30: Dolly bắt đầu xuất phát từ đường Nguyễn Chí Thanh để đến Bát Tràng. Bắt hai tuyến xe buýt (xe 50 đi từ Nguyễn Chí Thanh đến trung chuyển Long Biên để bắt tiếp xe buýt 47A đến chợ gốm Bát tràng) nên đến nơi mất nhiều thời gian hơn đi xe máy nhưng bù lại ngồi trên xe vừa mát, vừa an toàn hơn :D.
Khoảng hơn 9h: Xe buýt dừng ở gần cổng chợ gốm Bát Tràng, Dolly quyết định đi vòng quanh tham quan làng gốm trước. Dọc đường đi, Dolly thấy rất nhiều cửa hàng bán đồ gốm sứ, hay bắt gặp những bức tường phơi đầy than thật thú vị. Bát Tràng ngày nay được mở rộng và chia làm hai khu: làng Bát Tràng mới và làng cổ Bát Tràng (nằm ven sông được biết đến với nhiều công trình kiến trúc độc đáo, cổ kính nhưng hiện nay chỉ còn một vài nhà còn giữ được những kiến trúc cổ). Một số địa điểm Dolly ghé vào tham quan:
Hơn 12h Dolly bắt đầu theo đường làng để quay về chợ Gốm, trên đường có một số quán ăn nhỏ, nhưng Dolly chọn quán nước gần cổng chợ để nghỉ ngơi và lấy đồ ăn đã chuẩn bị từ trước ra ăn.
13h00: Dolly vào chợ để tham quan. Từ cổng chợ vào, điều đầu tiên gây chú ý nhất cho Dolly đó là những đôi lục bình to bằng người thật, những bức tượng cặp đôi xấu xí Chí Phèo – Thị Nở của nhà văn Nam Cao từ to cho đến nhỏ, sống động như thật. Ngoài ra trong chợ còn bày bán đa dạng các chủng loại, màu sắc, kích thước… từ cốc chén, bát đĩa, tiểu cảnh non bộ, đồ lưu niệm tranh sứ, trang sức gốm.
14h30: Dolly ra xe buýt đi về Hà Nội, sau chuyến đi này, Dolly cảm thấy thật thán phục những con người nơi đây, từ bàn tay tài hoa tạo nên được những sản phẩm thật tinh tế.
Dưới đây là một số lưu ý cho các bạn khi đi tham quan làng gốm Bát Tràng
Đi lại:
Mách nhỏ: Nếu bạn đi số lượng đông theo dạng picnic hay dã ngoại thì có thể di chuyển bằng xe đạp, rất thú vị khi được đạp xe quanh làng cổ yên bình hay di chuyển đến các điểm tham quan.
Ăn uống:
Các bạn có thể tự chuẩn bị thức ăn hoặc ăn ở các quán gần chợ Bát Tràng. Đặc sản Bát Tràng có món canh măng mực rất ngon và lạ miệng, ngoài ra còn có mực xào su hào, chè hạt hoa sói, bánh tẻ, bánh sắn nướng, ổi Đông Dư vừa giòn vừa thơm.
Vui chơi:
Mua sắm:
Cộng đồng Blog TailieuQuy.com là những thầy cô giáo giỏi muốn chia sẻ những kinh nghiệm học và truyền cảm hứng nhằm phổ biến các tài liệu quý, các chuyên môn tới nhiều người hơn, giúp thay đổi cuộc sống của mọi người...